Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại vải để làm áo phông. Việc hiểu biết được những loại vải đó là một kĩ năng vô cùng cần thiết cho các bạn khi mua áo phông hoặc đặt làm đồng phục. Vì vậy mà Cú Vọ đã đem lại cho các bạn một bài giới thiệu tổng quát về những loại vải phổ biến nhất để làm áo phông.
I. Nhận biết qua sự co giãn của vải.
1. Vải thun co giãn 4 chiều:
Vải thun cotton 4 chiều có thành phần chủ yếu từ cotton ( bông tự nhiên chiếm khoảng 92 – 95 %).
Đối với các loại áo cần độ co giãn nhiều hơn như thun thể thao chẳng hạn, trong quá trình dệt, người ta pha thêm từ 5 – 8% sợi Spandex đồng thời dệt hai lớp giúp áo thun có khả năng giãn được cả 4 hướng khi kéo. Chính vì vậy người ta mới gọi là vải thun 4 chiều
Những ưu điểm vượt trội của vải thun cotton 4 chiều
• Thoáng mát, thấm mồ hôi: đây có lẽ là ưu điểm quan trọng nhất của loại vải này. Sở hữu thành phần gồm hơn 90% là chât liệu cotton nên nó mang lại cảm giác thoáng mát, thấm mồ hôi khi mặc. Tính chất này đặc biệt phù hợp với những người thường xuyên vận động như vận động viên, người chơi thể thao hoặc làm việc nặng,…
• Khả năng co giãn 4 chiều tuyệt vời: nhờ ưu điểm có thể co giãn theo nhiểu chiều mà người mặc sẽ cảm thấy thật thoải mái, không hề bị gò bó.
• Bắt màu tốt: đặc điểm này có lẽ được các nhà sản xuất vô cùng yêu thích. họ sẽ dễ dàng in họa tiết lên vải vì chất liệu cotton bắt màu cực tốt.
• Vài mềm, dày dặn và ít nhăn: so với vải thun hai chiều thì vải cotton thun 4 chiều được đánh giá là mềm mại hơn, dày hơn và ít nhăn hơn.
Nhược điểm của vải thun 4 chiều:
• Giá thành của vải cao
• Sử dụng lâu ngày sẽ bị giãn vải và xuất hiện tình trạng chảy xệ
Những sản phẩm nên may vải thun 4 chiều:
+ Các loại quần áo bó sát và cần độ đàn hồi cao như: quần áo thể thao (aerobic, vũ công, đồ bơi, tập GYM, quần vợt…), quần áo body, váy đầm phụ nữ, quần Skinny, quần jean, legging, áo thun
+ Đồ lót, vớ chân, găng tay
+ Ngoài ra còn được dùng làm đồ gia dụng, trang trí nội thất, khăn bàn, khăn tay, …
2. Vải thun co giãn hai chiều:
Các loại áo thun 2 chiều thường được dệt bằng sợi coton, polyester, nylon một lớp nên chỉ có thể co giãn theo một chiều nhất định, đa phần vải sẽ co dãn theo chiều ngang của áo.
• Ưu điểm của vải thun co dãn 2 chiều:
- Giá thành thấp hơn
- Vải dễ gia công
• Nhược điểm:
- Vải đơ và thô hơn vải 4 chiều.
Những sản phẩm nên may vải thun 2 chiều: giá thành vải thun 2 chiều rẻ nên thường ưu tiên lựa chọn may các sản phẩm không cần độ co giãn cao như áo thun nam, màn, rèm, khăn…
II. Phân chia loại vải dựa theo tỉ lệ phần trăm sợi cotton và PE
1. Cotton 100%
a) Cotton 100% là gì?
Hiểu theo nghĩa đơn giản nhất, vải Cotton là một loại vải được dệt từ những nguyên liệu thiên nhiên, trong đó bông chiếm phần lớn. Vì nguyên nhân này nên Cotton đem lại cảm giác khá thoáng mát cho người mặc.
b) Ưu điểm:
• Là loại vải mềm mịn, hút ẩm, thấm mồ hôi, giảm nhiệt rất tốt Vải Cotton đem lại sự
• thoáng mát, thoải mái cho người mặc bởi khả năng hút ẩm, thấm mồ hôi cao.
• Sợi bông thân thiện với da người (không làm ngứa) và không tạo ra các nguy cơ dị ứng
c) Nhược điểm:
• Chất liệu Cotton khá cứng, thường chỉ thích hợp với nam giới. Để khắc phục tình trạng này, người ta đa pha thêm sợi Spandex vào để vải trở nên mềm mại hơn, thích hợp với cả phái nữ.
• Bên cạnh đó, do làm từ 100% chất liệu thiên nhiên nên giá thành của những bộ trang phục Cotton khá cao, không thích hợp với tất cả mọi người.
• Là loại vải dễ bị nhăn, form vải không được cứng cáp, thường co rút nhiều trong lần giặt đầu, chất vải khô, độ bền kém
• Dễ bám bẩn, giặt khó sạch, dễ bị mục do vi khuẩn, nấm mốc xâm hại.
d) Cách nhận biết:
Khi kéo đứt sợi thấy dai và chỗ đứt không bị xù lông. Khi vò nhẹ vải đẻ lai nhiều nếp nhăn. Khi đốt vải cháy nhanh và có mùi như giấy cháy, tàn tro trắng mủn nhanh. Khi đổ nước lên vải, vải rất hút nước, chỗ ướt loang rộng rất nhanh.
2. Vải thun 65/35 (Vải CVC)
a) Thun 65/35 là gì?
là sợi hỗn hợp (pha trộn) của 2 thành phần xơ polyester với xơ bông mà trong đó tỷ lệ thành phần xơ bông chiếm 65% là sợi cotton và 35% là sợi PE(nilon)
b) Ưu điểm:
Có độ hút ẩm khá tốt do có thành phần sợi cotton khá cao, form vải cứng cáp hơn, ít bị nhăn hơn, có độ bền cao hơn và giá thành thấp hơn so với vải thun 100% cotton.
c) Nhược điểm:
Cảm giác thoáng mát kém hơn vải thun 100% cotton nhưng không đáng kể.
3. Vải thun 35/65 (Vải thun Tixi hay TC)
a) Thun 35/65 là gì?
Là sợi hỗn hợp (pha trộn) của 2 thành phần xơ polyester với xơ bông mà trong đó thành phần vải có 35% là sợi cotton, 65% là sợi PE.
b) Ưu điểm:
Vải thun TC mềm mại, thấm hút tương đối
Đứng vải, phù hợp may các loại áo thun có cổ
Giá thành rẻ hơn so với coton 100%
Vải thun TC nhiều màu đa dạng, bền màu
c) Nhược điểm:
Do tỉ lệ cotton thấp và PE cao nên độ hút ẩm và độ thấm hút mồ hôi kém hơn so với 2 kiểu vải ở trên
Vải mặc khá nóng nếu người mặc phải lao động mạnh hoặc làm việc ngoài trời.
4. Vải thun PE (Polyester)
a) Vải thun PE là gì?
Vải thun POLYESTER (Vải thun PE) được sản xuất từ sợi tổng hợp Polyester.
Polyester là một loại sợi tổng hợp với thành phần cấu tạo đặc trưng là ethylene (nguồn gốc từ dầu mỏ)
b) Ưu điểm:
Giá thành sợi Polyester
Polyester rất bền, chịu được hầu hết các hóa chất, bền nhiệt, bền ánh sáng, có khả năng tích điện
Vải thun Polyester có thể kéo dài và co lại, chống nhăn, chống mốc và chống ăn mòn.
Vải thun Polyester dễ dàng giặt rửa và sấy khô
c) Nhược điểm:
Nếu chỉ sản xuất vải có chất liệu PE thôi thì sản phẩm sẽ nóng, ít co dãn nên PE thường được pha với các sợi khác cotton, visco, spandex để tạo ra những sản phẩm tối ưu hơn về chất lượng và giá cả.
vải thun Polyester Không thấm hút mồ hôi nên mang lại cảm giác nóng ẩm, không thoải mái cho người mặc
III. Phân chia loại vải theo kiểu dệt vải
1. Vải thun trơn
- Là loại vải được dệt bằng kiểu dệt Single, tạo ra 1 mặt trái và 1 mặt phải. Đây là loại vải thun rẻ tiền và phổ biến nhất trên thị trường, có thể may được nhiều kiểu áo thun khác nhau như áo thun cổ tròn, áo thun cổ tim, áo thun cổ trụ, áo thun raglan. Đây là loại vải nhẹ, có bề mặt láng mịn do nó là kiểu vải được dệt theo phương pháp mà các sợi vải sát nhau theo 1 chiều (kiểu dệt Single).
- Giá thành rẻ, ứng dụng là được nhiều mẫu áo
- Áo thun trơn có thể dễ dàng kết hợp với những quần áo thời trang khác như: quần thun, kaki, jeans, chân váy...
- Được may bằng chất liệu cotton nên mặc rất mát, phù hợp để sử dụng trong những ngày hè nắng nóng, hay vui chơi ngoài trời.
2. Vải thun cá sấu:
- Vải thun cá sấu hay còn gọi là vải Pique, hình thành từ thương hiệu Lacoste nổi tiếng, chuyên dùng may những chiếc áo thun cổ trụ, cổ bẻ, rất được người tiêu dùng yêu thích vì tạo cảm giác khỏe khoắn, trẻ trung cho trang phục. Vì gắn liền với thương hiệu Lacoste (có hình con cá sấu) nên mọi người thường gọi là vải thun cá sấu.
- Vải thun cá sấu là loại vải được dệt với mắt vải to, mình cứng cáp. Chất liệu đa dạng: cotton 100%, CVC ( 65% cotton -35% PE), TC ( 35% cotton – 65% PE) và PE 100%. Tùy theo chất liệu của vải sẽ cho ra đời những loại vải có tính chất và giá thành khác nhau.
- Tính chất chung của vải thun cá sấu: mình vải cứng cáp, mắt vải to, thường dùng may áo thun đồng phục (cổ trụ, cổ bẻ).
• Cá sấu 100% cotton: vải mềm mại, mặc vào cảm giác thoải mái, vải có nguồn gốc sợi thiên nhiên nên tốt cho sức khỏe. Nhưng vì sợi cotton nên vải nhanh xù lông và bị nhàu, cần ủi thường xuyên, giá thành thường cao. Vì vậy, trên thị trường rất ít sự lựa chọn màu sắc cho loại vải này.
• Cá sấu CVC (65% cotton -35% PE): tuy có pha sợi PE nhưng mình vải vẫn mềm mại. Loại vải này có nhiều sự lựa chọn về màu sắc trên thị trường vì được nhiều người tiêu dùng chấp nhận về giá thành và chất lượng vải. Tuy nhiên, vải vẫn còn xù lông. Vải thích hợp may đồng phục công ty, gia đình vì độ bền và thẩm mỹ cao.
• Cá sấu TC (35% cotton – 65%PE): giá thành loại vải này rẻ hơn 2 loại trên. Mình vải ít mềm hơn, mặc vào dễ bị nóng do hút ánh nắng mặt trời và không thấm hút mồ hôi.
• Cá sấu PE: vải bóng, trơn láng, không co dãn, gây nóng cho người mặc. Để tiết kiệm chi phí, vải này chỉ dùng cho các dịp măc vài lần như ngày hội, sự kiện…
• Ngoài ra, để tạo thêm nhiều tính năng cho vải: người ta thường pha thêm 1 tỷ lệ nhỏ sợi spandex để tăng tính co dãn, mềm mại cho vải hoặc xử lý căn kim trên bề mặt để giảm xù lông. Tuy nhiên, giá thành sẽ cao hơn một chút so với vải cá sấu thông thường.
3. Vải thun cá mập:
Kiểu dệt kim giống như vải thun cá sấu nhưng có mắt lưới vải to hơn nên bề mặt vải không mịn bằng vải cá sấu, chất vải thô hơn, cứng hơn và nhám hơn, độ co giãn cũng kém hơn. Vải có giá thành thấp hơn vải thun cá sấu một chút.
4. Vải mè:
Là một sản phẩm được nghiên cứu và phát triển để trở thành một loại vải thun chuyên sâu trong sản xuất áo thun, quần thể thao. Chúng được cấu thành từ 100% cotton, nhưng có cách dệt khác với vải cotton nên cho ra mắt vải có hình như hạt mè, ngoài ra vải hạt mè còn được dệt chung với các loại vải interlock khác tùy theo nhu cầu của từng thị trường. Vải hạt mè có những đặc điểm như sau:
- Vải mềm mịn, rất chắc
- Thấm và thoát mồ hôi tốt
- Nhiều cơ sỏ SX còn cho thêm đặc tính kháng khuẩn, khử mùi, chống bám bẩn lên vải
- Khác với vải cotton thông thường, thun hạt mè không nhăn.
- Vải co dãn tốt, màu sắc đa dạng, độ bền màu rất cao
5. Vải thun lạnh:
Là loại vải có thành phần 100% là sợi PE. Bề mặt vải bóng láng, co dãn rất ít, không nhăn, không có lông vải (không bao giờ xù lông). Hầu hết thun lạnh trên thị trường đều dệt từ sợi tổng hợp (polyester hoặc nylon), 1 số sẽ có pha spandex với tỷ lệ 2%-5% để tăng độ co giãn, mềm mịn cho vải.
Ưu điểm:
• Mình vải thun lạnh mịn, trơn, láng. Khi sờ tay vào có cảm giác mát lạnh.
• Vải thun lạnh không nhăn, dễ giặt sạch.
• Sợi tổng hợp bền nên vải thun lạnh cũng rất bền: bền trong môi trường nước, vi khuẩn, bền ánh sáng.
• Thun lạnh không thấm nước hoặc thấm rất ít và rất chậm.
• Thun lạnh có khả năng thoát hơi ẩm cao. Nghĩa là khả năng giúp đẩy mồ hơi ra ngoài không khí cao. Nên vải nhanh khô và tạo sự thoáng mát cho người mặc. Nhờ đặc tính này mà vải thun lạnh thường dùng may quần áo thể thao.
• Thun lạnh có nhiều mức giá khác nhau, tùy theo loại chất lượng sợi dệt. Nhưng so với các loại sợi tự nhiên thì thun lạnh có giá rẻ hơn.
• Thun lạnh khá phổ biến nên bạn có nhiều sự lựa chọn về mẫu mã, màu sắc…
Yếu điểm
+ Yếu điểm lớn nhất là thun lạnh mặc nóng. Vì vậy, chỉ nên may trang phục rộng rãi, thoáng mát như: áo ba lỗ, áo dây với form rộng.
+ Với 1 số loại vải làm từ sợi nylon thì vải sẽ bắt đầu co, nhão từ nhiệt độ 180oC và tan chảy ở nhiệt độ trên 200oC. Vì vậy, cần tránh nơi có nhiệt độ cao.
Trên đây là một số kinh nghiệm của Cú Vọ trong việc phân loại các loại vải phổ biến để làm đồng phục. Ngoài ra để tìm hiểu thêm nữa các bạn có thể truy cập vào đường link https://dongphuccuvo.vn/cach-phan-biet-cac-loai-vai. Hi vọng bài giới thiệu này sẽ có ích cho các bạn!