Hiểu và phân biệt được các loại vải thun không chỉ giúp bạn lựa chọn được sản phẩm phù hợp mà còn giúp bạn sử dụng đúng cách sao cho quần áo được bền lâu nhất. Về cơ bản thì trên mỗi sản phẩm đều có gắn tem thể hiện thành phần của sợi vải tuy nhiên điều này không phải lúc nào cũng đúng, đặc biệt khi bạn mua hàng ở những nơi không rõ nguồn gốc xuất xứ. Bài viết dưới đây CÚ VỌ sẽ hướng dẫn bạn cách chọn và phân biệt các loại vải thun thông thường.
Vải thun thường được cấu thành từ 2 thành phần chính là sợi Cotton tự nhiên có nguồn gốc từ cây bông vải và sợi PE tổng hợp có nguồn gốc từ than đá và dầu mỏ. Dựa vào thành phẩn của vải mà ta có thể chia vải thun thành 4 loại chính như sau:
- Vải 100% cotton
Loại vải này có nguồn gốc hoàn toàn từ sợi quả bông, chuyên sâu hơn gọi là sợi Xenluloxo (sợi bông). Áo thun được may bằng chất liệu vải 100% cotton có khả năng thấm hút mồ hôi tốt, thích hợp với khí hậu nhiệt đới của Việt Nam, tuy nhiên giá thành cao, sử dụng và bảo quản cầu kì, chỉ hàng cao cấp mới dùng chất liệu vải này.
- Vải CVC (thường gọi cotton 65/35)
Thành phần bao gồm 65% xơ cotton và 35% xơ PE, do độ cotton chiếm cao đến 65% nên áo mặc mát, hút ẩm. Giá thành hơi cao, sử dụng và bảo quản tương đối dễ dàng. Dùng may các sản phẩm trung và cao cấp.
- Vải TC (thường gọi là Tixi hay cotton 35/65)
Thành phần gồm 35% xơ cotton và 65% xơ PE. Với tỉ lệ pha như vậy ta có cảm giác ngoài độ mềm mại của vải vẫn còn độ "đứng vải" của PE, sử dụng và bảo quản dễ dàng. Là chất liệu trung bình được sử dụng khá phổ biến cho các sản phẩm giá rẻ hay may áo đồng phục.
- Vải PE (Polyeste, tên thường gọi PE hay P Ơ)
Thành phần gốm 100% sợi PE, áo thun có thành phần sợi PE thường có độ bền cao, ít bị nhàu và phai màu. Vải ít bị co khi sử dụng, nhưng hút ẩm không tốt, mặc không mát lắm, sử dụng và bảo quản cực kì dễ dàng. Giá thành mềm, nên được dùng may áo giá rẻ, áo mùa thu đông. Những năm gần đây thường được sử dụng để in áo ép nhiệt, 3D.
- Vải thun cá sấu (hay vải Lacoste)
Đây là vải được dệt bằng sợi Cotton, nhưng loại vải này có mắt vải được dệt to hơn (lỗ lưới đan dệt to hơn cotton thường). Loại vải này thương được thương hiệu Lacoste (hình con cá sấu) dùng cho các sản phẩm áo phông cổ trụ (áo phông có cổ, xẻ trụ ở ngực và đơm 2 cúc). Vì vậy, ta thường dùng tên cá sấu để chỉ loại vải này.
Vải Cá sấu cũng chia gồm:
- Cá sấu cotton 100% - Cá sấu cotton 35/65
- Cá sấu cotton 65/35 - Cá sấu PE
Bề mặt vải cá sấu
Để phân biệt được các loại vải kể trên CÚ VỌ xin hướng dẫn một vài phương pháp dưới đây:
- Phương pháp trực quan:
a. Vải thun sợi bông: Khi cầm thấy mềm, mịn, mát tay, vải thun sợi bông có độ đều không cao, mặt vải không bóng, có xù lông nhỏ. Nếu lấy một sợi kéo đứt thì sợi dai, đầu sợi đứt không gọn. Khi thấm nước sợi bền khó đứt, khi vò nhẹ măt vải để lại nếp nhăn.
b. Vải thun sợi PE: Mặt sợi PE bóng, láng, sợi có độ đều cao. Nhìn trên mặt vải thun có cảm giác các sợi xếp song song nhau. Vò nhẹ không bị nhàu.
- Phương pháp nhiệt học:
Phân biệt vải thun bằng phương pháp nhiệt giúp chúng ta có thể xác định chính xác hơn, đặc biệt các loại vải thun có pha như CVC hay TC. Dưới đây là bảng phân loại hiện tượng chất liệu vải sau khi đốt: